Tóm Tắt Nội Dung

20 Mẹo Học Lái Xe Không Khó Cho Người Mới

Mẹo học lái xe không khó bí quyết giúp học bằng lái xe ô tô dễ dàng hơn. Được chia sẻ từ tài xế kinh nghiệm, giúp các bạn học lái xe có thêm kiến thức hay và kỹ năng lái xe

Học bằng lái xe ô tô không khó

Thao tác mở, đóng cửa khi lên, xuống xe. Ngồi bên trái nên mở cửa bằng tay phải, bên phải mở bằng tay trái. Cách này giúp người mở cửa có góc quan sát rộng hơn vì phải quay người. Dể quan sát kỹ trước khi mở cửa để lên xe hay xuống xe

Tư thế ngồi lái

Mẹo cho tài xế học lái xe và mới có bằng khi ngồi 2/3 lưng ép nhẹ vào nệm ghế, hai tay nắm nhẹ tay lái. Tuyệt đối tránh việc hai tay nắm quá chặt, gồng cứng tay lái

Tư thế ngồi đảm bảo 120 độ, là góc của khuỷu tay và đầu gối khi ngồi lái, tư thế này giúp cho người lái linh hoạt nhất, ngồi được lâu nhất

Vị trí của chân trái

Bàn chân trái phải để đúng vị trí đã thiết kế trên xe (với xe có thiết kế giá để chân). Còn với xe không có giá đỡ, người lái phải đặt bàn chân trái ở tư thế bàn chân hơi dốc lên song song với bàn đạp côn và đảm bảo đoạn đường từ vị trí đặt bàn chân đến vị trí bàn đạp côn là gần nhất

Vị trí của bàn chân phải

Đặt bàn chân phải sao cho gót chân làm điểm tựa dưới sàn xe. Mũi bàn chân phải đặt nhẹ trên bàn đạp ga hoặc là bàn đạp phanh

Ở những tình huống phanh khẩn cấp, gót chân phải không nhất thiết phải tì trên sàn xe. Mà cần bàn chân, đạp nhanh, đạp mạnh, đạp dứt khoát để phanh hiệu quả nhất

Cách học lái xe không khó cho tài xế mới

Chỉnh gương chiếu hậu phải, trái, sao cho phù hợp với tư thế ngồi. Lái xe chỉ nhìn qua, nhìn lại đã có thể quan sát hai bên thân xe và phía sau một cách dễ dàng

Nhiều lái xe không biết chỉnh gương, dẫn đến khả năng quan sát hai bên và phía sau rất kém. Dẩn đến khi lái xe phải nghiêng bên này, bên kia, để nhìn gương chiếu hậu

Tư thế ngồi lái không ổn định rất khó để có thể kiểm soát chiếc xe và chạy xe an toàn

Thắt dây an toàn

Lái xe luôn có thói quen thắt ngay dây an toàn ngay sau khi hoàn tất công việc chỉnh ghế, chỉnh gương chiếu hậu. Thắt dây an toàn đúng cách ngoài việc sẽ bảo vệ cho bạn an toàn ở những trường hợp xấu nhất

Ngoài ra dây an toàn còn giúp lái xe có một tư thế ngồi chắc chắn, lái xe tốt hơn trong quá trình vận hành chiếc xe trên những địa hình đèo dốc quanh co, mặt đường gồ ghề, trơn trượt

Học lái xe không khó thắt dây an toàn có thể giảm tình trạng say xe. Dây an toàn giúp giảm tình trạng xô lắc người khi xe đi vào đường cong cua, đường xấu

Tập thói quen kiểm tra trước khi xuất hành

Dân gian có câu: “Ngựa ai người đó cỡi” cũng như chạy xe nào sẽ quen xe đó. Kinh nghiệm lái xe mới vào nghề “chủ quan” ở chỗ không kiểm tra, làm quen khi lên xe lạ, xe mới

Luôn kiểm tra quan sát xung quanh trước khi lên xe, bước lên xe luôn chỉnh ghế, chỉnh gương, thắt dây an toàn… Đây là các thao tác bắt buộc, các lái xe phải ghi nhớ và làm thường xuyên thành phản xạ có điều kiện

Kiểm tra nhanh tư thế ngồi đúng hay chưa bằng cách: Tay trái giữ nhẹ vô lăng, tay phải giữ nhẹ cần số ở vị trí số 0. Chân trái đạp ly hợp (côn) bằng mũi bàn chân. Đạp côn dứt khoát và thả từ từ

Đảm bảo bàn đạp côn chạm sàn, chân trái ở vị trí gối còn hơi gấp và cảm thấy thoải mái là được
Việc kiểm tra này cho lái xe biết khi tiếp giáp côn xe mình đang sử dụng cao hay thấp, để điều khiển chân côn cho phù hợp. Hướng đến xe chạy êm ái, không rung giật khi khởi hành

Kiểm tra làm quen cấp số

Tiến hành cắt côn, tay phải thực hiện ra, vào tất cả các số theo sơ đồ số. Đảm bảo không cúi xuống nhìn mà vẫn đi đúng cấp từng số, vào ra số dễ dàng. Ghi nhớ ngay sơ đồ số trong đầu để khi vận hành không đi nhầm số

Kiểm tra hiệu lực chân phanh

Tiếp tục thử nhanh chân phanh bằng cách chân phải đạp phanh dứt khoát một vài lần. Phanh phải có hiệu lực khi đạp hết hành trình chân phanh phải cứng

Nếu chân phanh dẻo và lún dần hoặc chân phanh chạm sàn… chân phanh dính không trả lại sau khi đạp phanh thì phải nhanh chóng đưa xe vào kiểm tra, sửa chữa

Kiểm tra chân ga

Đạp và nhả chân ga vài lần để kiểm tra chân ga có tự trả sau khi đạp hay không. Cũng để tập chân phải làm quen với việc tăng ga để lấy đà và giảm ga để thao tác tăng giảm số, giảm tốc độ. Phát hiện, khắc phục kịp thời hiện tượng dính chân ga

Khởi động xe

Trước khi khởi động cơ phải đảm bảo số ở vị trí số 0 (số MO). Đạp côn hết hành trình (riêng xe số tự động phải đạp phanh hết hành trình). Vặn chìa khóa theo chiều kim đồng hồ, nghe máy nổ thì buông nhanh tay

Quên thả hoặc thả phanh tay không hết khi xuất phát

Để khởi hành, lái xe vào số 1, nới côn đến tầm tiếp giáp, chân phải đạp ga nhẹ, tay phải bấm khóa hãm, nhả phanh tay. Động tác này tưởng chừng rất đơn giản nhưng với những lái xe mới cũng rất dễ quên

Quên kéo thắng (phanh) tay khi đỗ xe

Với lái xe mới, việc khởi hành đã khá vất vả, nhưng việc dừng, đỗ xe cho ngay ngắn, sát lề đường đúng luật không phải ai cũng có thể làm được

Từ việc lúng túng trong thao tác dừng đỗ cũng dẫn đến hiện tượng quên kéo phanh tay khi xe đã dừng, đỗ trở nên khá phổ biến

Phối kết hợp côn, ga, số thật nhịp nhàng

Để chiếc xe vận hành êm, “Đi số thì phải lấy đà, về số thì phải vù ga nửa chừng”. Một cách dễ nhớ khi chạy số 1, để lên số 2. Lái xe nhả dần hết chân côn, quan sát mặt đường, xong nhìn qua đồng hồ chỉ kilômet, thấy chỉ đến 10km/h thì cắt côn vào số 2

Tiếp tục nới côn, đạp ga tăng dần đều, nếu đường vắng liếc đồng hồ chỉ 20km/h thì cắt côn lên số 3

Chỉ biết nhìn chăm chú phía trước không quan sát hai bên

Lái xe mới thì khả năng quan sát rất kém. Việc ôm cứng tay lái và quá tập trung nhìn phía trước khiến mắt mau mỏi, lóa mắt, dễ rơi vào luống cuống, mất bình tĩnh

Nên mẹo học lái xe không khó hãy lái xe chạy chậm, tập quan sát phía trước, quan sát cả hai bên thân xe, thi thoảng nhìn gương chiếu hậu, hay tay nắm nhẹ vô lăng để chủ động xử lý trong mọi tình huống

Hãy tập chạy chậm một thời gian, khi khả năng quan sát, làm chủ chiếc xe tốt hơn sẽ chạy nhanh hơn đến chạy đều và chạy ổn định

Đi không đúng phần đường, làn đường xe chạy

Việc tuân thủ Luật giao thông, cho xe đi đúng phần đường, làn đường là việc bắt buộc nhưng luật cũng quy định: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải

Như vậy những lái xe mới có thể yên tâm cho xe đi sát lề bên phải mà không sợ bị phạt. Không nên mạo hiểm đi vào làn đường dành cho xe mình

Phương án phù hợp nhất là đi về bên phải chiều đi và đi chậm, tập quan sát, khi nào làm chủ tốc độ, làm chủ phương tiện, khi đó cho xe tham gia đúng làn theo quy định cũng chưa muộn

Hạn chế, tránh, vượt xe khác

Tài xe mới có GPLX kinh nghiệm lái xe khả năng quan sát, xử lý tình huống còn khá yếu. Nên hạn chế tránh vượt xe khác để đảm bảo an toàn

Chạy chậm, chạy đều và chạy thẳng, khi gặp tình huống nguy hiểm chỉ cần giảm ga, giảm tốc độ, về số thấp, hoặc nhường đường là phương án tốt nhất

Xử lý tình huống yếu, tâm lý

Tài xế mới khả năng quan sát, phán đoán còn yếu, nên khi nhìn thấy người qua đường hay xe lớn hơn đi ngược chiều, lái xe có tâm lý và sẽ hốt hoảng dẫn đến choạng tay lái

Nên lái xe vào lề để nghỉ ngơi thoái mái tâm trạng, cân bằng cảm xúc, sau mới tiếp tục cho hành trình

Thông cảm xe tập lái…

Để người và các phương tiện tham gia giao thông khác có cái nhìn độ lượng và nhường nhịn, hạn chế những xung đột không đáng có

Tài xế lái xe mới nên dán trước và sau xe mình dòng chữ “Thông cảm, xe mới tập lái. “Lái mới”, “Tài non” Việc dán (thông điệp) chữ “thông cảm, xe mới tập lái” sau xe mình thể hiện sự khiêm tốn và tinh thần cầu thị học hỏi

Giúp các lái xe khác phát hiện sớm xe tập lái để có những biện pháp xử lý an toàn trong quá trình tham gia giao thông

Tag:

Share: